Xây dựng một “Eco-system” có thể số hoá và hỗ trợ cho ngành sản xuất!

  • Phạm Minh Đức
  • Engineer Manager

PROFILEPhạm Minh Đức

-14 năm kinh nghiệm trong nghành CNTT. Từng làm qua các vị trí khác nhau như Developer, Solution Architect, Technical Project manager, Head of Software Dep., Delivery Manager, Managing Director, Country Head, CTO.
-Từng làm trong các domain: Health care, Logistic, Education, BFSI
-Tốt nghiệp bachelor's degree at University of Greenwich (England); Master's degree at INP Toulouse (France)
-Gia nhập CADDi VIỆT NAM từ tháng 11/2022 với mong muốn áp dụng công nghệ để giải quyết các "bài toán khó"

Hơn nửa năm mở rộng thị trường tại thủ đô Hà Nội, chúng tôi khá “đau đầu” với bài toán nhân sự cho mảng công nghệ, đặc biệt là việc trao mặt gửi vàng cho “người dẫn đầu” một đội kỹ sư trẻ. Thật may mắn khi CADDI VIỆT NAM được hợp tác với anh Phạm Minh Đức – một nhà quản lý với bề dày kinh nghiệm 14 năm trong ngành Công nghệ thông tin (CNTT), người thích chinh phục những bài toán hóc búa bằng các thuật toán công nghệ.

Mời các độc giả cùng tôi tìm hiểu về những chặng đường đã qua và sứ mệnh sắp tới của anh Minh Đức cùng CADDI VIỆT NAM nhé!

Chào anh Minh Đức, cảm ơn anh đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn hôm nay, anh có thể chia sẻ lý do vì sao anh lại theo đuổi ngành CNTT?

Nhớ lại những giây phút bỡ ngỡ của cậu bé lớp 6 khi lần đầu tiếp xúc với lập trình sử dụng Pascal và Assembly, tôi phát hiện mình có niềm đam mê bất tận với Công Nghệ Thông Tin (CNTT). Kể từ khi công nghệ “ăn sâu vào máu”, sau khi tốt nghiệp cấp ba, hòa cùng tốc độ phát triển chóng mặt của internet, tôi vẫn giữ vững định hướng vì nhận thấy rằng CNTT có thể ứng dụng và thay đổi rất nhiều mặt trong cuộc sống.

Ở thời điểm đó mọi thứ vẫn khá mới mẻ và mơ hồ về CNTT ở Việt Nam, tôi nhận thấy chưa có nhiều thông tin và công cụ như Google, Facebook hay các nguồn thông tin to lớn như hiện nay mà chúng ta đang tiếp xúc hàng ngày.

Sau khi kết thúc đại học với chuyên ngành Kỹ sư phần mềm (Software engineering), tôi theo đuổi chuyên ngành Khoa học máy tính (Computer Science) với các chủ đề như Trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence-AI); Học máy (Machine learning-ML) và Dữ liệu lớn (Big data) – Đây như một bước tiến mới cho sự dẫn đầu và dần có thể thay thế con người trong quá trình làm việc. Đam mê tiếp nối đam mê và bằng Thạc sĩ về các lĩnh vực AI, ML và Big data.

Việc trải qua nhiều vị trí khác nhau trong 14 năm sống với công nghệ giúp cho mình có cái nhìn tổng quan hơn và sâu hơn về doanh nghiệp và việc chuyển đổi số quan trọng như nào đối với doanh nghiệp cũng như cách thức vận hành một cách hợp lý và hiệu quả.

Wow, một sự đam mê có đầu tư anh Minh Đức nhỉ?! Vậy sau khi hoàn thành việc học, anh đã khai phóng tiềm năng của mình như thế nào ạ?

Hành trình của tôi khởi đầu với vị trí lập trình viên và sau 14 năm kinh nghiệm làm việc, tôi đã làm ở nhiều vị trí có tính chất và đặc thù khác nhau, kể đến như chuyển giao kỹ thuật, “Solution Architect”, “Pre-Sale”, “Technical Project Manager”, “Delivery Manager”, “CTO”, “Country Head”

Như bạn thấy, tôi may mắn được làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đặc biệt là BFSI giúp tôi có thêm kiến thức và kinh nghiệm giải quyết các bài toán tổng quát lớn và sâu.

Tôi khá thắc mắc vì sao anh lại “chọn” CADDi là điểm dừng chân tiếp theo cho “chuyến hành trình công nghệ” của mình?

(Cười) Tôi thú thật, lần đầu khi biết đến CADDi – một doanh nghiệp từ Nhật Bản về Việt Nam đầu tư, tôi đi từ cảm xúc băn khoăn, lo lắng vì công ty chúng ta khá “trẻ” rồi dần tôi chuyển qua hứng thú vì khi dành thời gian tìm hiểu về ngành sản xuất, tôi nhận thấy bước đi mới mẻ cùng sứ mệnh mà CADDi đặt ra. 

CADDi đưa ra sứ mệnh giải phóng tiềm năng của ngành sản xuất toàn cầu và đây cũng là định hướng của tôi trong tương lai. Với mong muốn số hoá ngành sản xuất nhằm tăng hiệu xuất và giải phóng tiềm năng toàn cầu vì tôi nhận thấy không chỉ ở Việt Nam mà các nước khác cũng đang gặp những vấn đề tương tự, đây sẽ là bài toán thách thức không chỉ cho tôi mà cả tập thể CADDi nhưng tôi tin, chúng tôi sẽ chinh phục được.

Xây dựng một “Eco-system” có thể số hoá và hỗ trợ cho ngành sản xuất nhằm tăng hiệu quả cũng như giúp các doanh nghiệp địa phương có thể có những bước tiến vượt bậc và bền vững trong tương lai gần và có thể xóa bỏ rào cản về mặt ngôn ngữ trong quá trình sản xuất

Vậy tôi có thể ví von “cái duyên” của anh và CADDi xuất phát từ một định hướng cho ngành sản xuất?

Vâng, tôi thấy mình rất may mắn khi định hướng, tầm nhìn và chiến lược của bản thân và CADDi có tiếng nói chung. Sau khi trao đổi với các thành viên tại CADDi, nhìn chung tầm nhìn đó là xây dựng một “Eco-system” có thể số hoá và hỗ trợ cho ngành sản xuất nhằm tăng hiệu quả cũng như giúp các doanh nghiệp địa phương có thể có những bước tiến vượt bậc và bền vững trong tương lai gần và có thể xóa bỏ rào cản về mặt ngôn ngữ trong quá trình sản xuất.

Nếu 1 người “ngoại đạo” nhìn vào lĩnh vực sản xuất thì nó rất phức tạp và nhiều vấn đề, chứa đựng rất nhiều rủi ro, từ khâu thiết thế, triển khai, thi công, đến khâu ra thành phẩm và đảm bảo chất lượng trước khi bàn giao lại cho khách hàng và cả vấn đề rủi ro trong khâu vận chuyển, hay bài toán tối ưu hoá việc sử dụng kho bãi, đảm bảo chất lượng đạt chuẩn ra sao và không tốn quá nhiều nguồn lực, tối ưu hoá việc vận chuyển như nào. Có rất nhiều bài toán mà tôi nghĩ CNTT có thể áp dụng và xử lý tốt.

Anh có thể chia sẻ đôi chút về “Eco-system” mình đề cập ở trên, tôi khá hào hứng với giải pháp này!

“Eco-system” mà ở trong đó chúng ta có thể nhìn thấy được một quy trình sản xuất với thời gian thực tế, khách hàng có thể theo dõi từ xa hoặc kiểm toán từ xa mà không cần phải bay từ một đất nước xa xôi lệch hơn 12 giờ đến nơi sản xuất nhằm mục đích đảm bảo chất lượng. Hệ thống có thể tối ưu hoá việc thiết kế và giá thành sản xuất cho khách hàng nhằm giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc triển khai sản phẩm của họ. Hơn cả những lời giải thích trên tính lý thuyết, chúng tôi sẽ hiện thực hóa bài toán này trong tương lai gần, mọi người hãy nhớ theo dõi những bước tiến của CADDI VIỆT NAM nhé!

Để chốt lại bài phỏng vấn hôm nay, tôi mong anh chia sẻ những cảm nhận thật nhất của mình khi gia nhập vào đội ngũ CADDi?

Sau khi tham gia vào tập thể CADDI VIỆT NAM, tôi nhận ra rằng đây là một tổ chức có rất nhiều nhân tài ở nhiều lĩnh vực khác nhau có cùng một sứ mệnh “Giải phóng tiềm năng của ngành công nghiệp sản xuất”, việc đó tạo nên một môi trường làm việc năng động, cởi mở, chuyên nghiệp, hiệu quả và có trách nhiệm. Đây là điều tôi rất ấn tượng khi làm việc tại CADDi.

Ngoài ra, CADDI VIỆT NAM đang trong giai đoạn khởi nghiệp nên còn rất nhiều phần cần làm hoàn hảo hơn, bản thân là người quản lý cho một đội ngũ công nghệ, tôi chào đón những bạn trẻ có chung một định hướng, một niềm đam mê cùng với sứ mệnh chinh phục những cái khó, hãy cùng về một nhà với chúng tôi để cùng nhau đưa “Eco-system” vươn ra tầm cỡ quốc tế.

Xin cảm ơn anh đã dành thời gian cho buổi trò chuyện khá thú vị. Chúc anh và đội ngũ CADDi thật nhiều sức khỏe, tôi cùng những độc giả cùng chờ đón những bước chuyển mình của CADDI VIỆT NAM trong năm 2023.