Bắt đầu giấc mơ thay đổi ngành chế tạo tại Việt Nam cùng với CADDi

  • Tạ Quang Tuấn Anh
  • Supplier Partner Development

PROFILETạ Quang Tuấn Anh

8 năm làm trong mảng thiết kế cơ khí và quản lý dự án (8 years of experiences in mechanical design and project management)
Gia nhập CADDi từ tháng 7/2022 (Join CADDi from July 2022)
Lý do gia nhập là muốn cùng CADDi thay đổi ngành gia công chế tạo của Việt Nam để tiến ra thế giới (Change manufacturing of Viet Nam to go to the global market with CADDi)

Chúng tôi có cơ hội trao đổi với anh Tạ Quang Tuấn Anh – Quản lý bộ phận phát triển chuỗi cung ứng. Là một kỹ sư cơ khí có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty Nhật, anh từng đảm nhận vai trò thiết kế sản phẩm sản xuất hàng loạt như dự án máy in tại Kyocera Document Technology Việt Nam, thiết kế các dây chuyền sản xuất và đóng gói bánh kẹo tự động cho công ty Masdac Machinery, và gần đây nhất là vị trí quản lý dự án tại Kirin Engineering Việt Nam. 

Là một chuyên viên kỹ thuật đồng quản lý nhiều vị trí công việc tại các tập đoàn lớn mang tính quốc tế, sau rất nhiều đêm trăn trở về con đường phát triển nghề nghiệp cùng với mong muốn đem lại một cuộc “cách mạng” làm thay đổi bộ mặt cho ngành chế tạo tại nước nhà, anh Tuấn Anh quyết định gia nhập CADDi và tự hào là nhân viên đầu tiên cho bộ phận kỹ thuật khi công ty vừa tròn 2 tháng thành lập. 

“Tôi muốn là một kỹ sư cơ khí”. Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã luôn bị thu hút bởi những máy móc và đồ dùng quanh mình.”

Anh Tuấn Anh, anh có thể chia sẻ lý do vì sao anh lại muốn trở thành một kỹ sư cơ khí?

Trong ký ức của tôi, ngay từ khi còn rất nhỏ, tôi đã luôn bị lôi cuốn bởi những máy móc, đồ vật xung quanh mình, đặc biệt chăm chú quan sát về cách chúng hoạt động và cách người lớn tạo ra chúng. 

Vào năm học cuối cấp phổ thông, như bao bạn bè đồng trang lứa, tôi bắt đầu suy nghĩ về định hướng công việc tương lai. Khi đấy, với tư duy của một bạn trẻ, tôi khát khao trở thành một kỹ sư cơ khí, tôi sẽ chế tạo ra những sản phẩm thật đặc biệt theo trí tưởng tượng của mình. Và Đại học Bách Khoa Hà Nội – ngôi trường với bề dày lịch sử, chất lượng đào tạo và môi trường hàng đầu tại Việt Nam về kỹ thuật đặc biệt là ngành cơ khí, là cái tên đầu tiên tôi đặc biệt nghĩ đến, nơi đây đã nuôi dưỡng và chui rèn tôi có được một nền tảng vững chắc để phát triển nghề nghiệp sau này

Vậy vì sao không phải là cơ khí chế tạo mà là chuyên ngành Cơ Điện Tử?

Tôi nhận thấy ngành cơ điện tử sẽ giúp mình có cài nhìn tổng quát hơn về một sản phẩm hay hệ thống, không chỉ là phương pháp chế tạo mà còn là cách vận hành, xử lý thông tin của cả hệ thống hay sản phẩm nào đó.

Sau đó, khi anh vào Kyocera Document Technology Việt Nam – chuyên sản xuất máy in, anh đã đảm nhận vai trò như thế nào?

Kyocera là một công ty con của tập đoàn Kyocera (một trong những tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản) – chuyên sản xuất máy in và có quy mô lớn lên tới 5000 nhân viên tại Việt Nam

Một điều ấn tượng về công ty đối với tôi đó là tại Việt Nam cũng phát triển bộ phận nghiên cứu phát triển (R&D) làm việc cùng với đội ngũ bên Nhật. Tại đó tôi có thể đưa ra những ý tưởng của riêng mình cho những dòng sản phẩm mới và tham gia vào việc giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình chế tạo linh kiện lắp ráp máy in. Tôi tích lũy được kinh nghiệm từ cái nhìn tổng quan về cách vận hành của một nhà máy sản xuất, quy trình để tạo ra một sản phẩm cùng các kiến thức đa ngành từ các bộ phận liên quan.

 

Tôi khá ấn tượng với những vai trò mình từng đương nhiệm, anh có thể chia sẻ lý do vì sao mình không tập trung chuyên môn hóa một mảng mà lại chọn kiêm nhiệm nhiều mảng khác nhau tại nhà máy không?

Như chia sẻ ban đầu, tôi là người yêu thích sự đổi mới và sẵn sàng học hỏi khi có cơ hội. Vì vậy, khi được trao sự tin tưởng từ cấp trên, tôi luôn muốn thử sức mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ thiết kế sản phẩm sản xuất hàng loạt, thiết kế các máy móc và dây chuyền sản xuất bánh kẹo tự động rồi tới công việc về quản lý dự án xây dựng các nhà máy trong ngành thực phẩm và đồ uống. Ở mỗi công việc tôi luôn tìm được những niềm vui và điều mới lạ để giúp bản thân mình hoàn thiện hơn.

Đến với CADDi như một định mệnh để thực hiện giấc mơ đời mình.

Điều gì khiến anh gia nhập CADDi Việt Nam, đó có phải là một sự lựa chọn liều lĩnh?

Tôi đã trải qua nhiều mảng công việc đồng tích lũy một lượng kiến thức nhất định trong lĩnh vực cơ khí, tuy nhiên tôi vẫn thấy những đóng góp của mình cho ngành chế tạo của Việt Nam là gần như không đáng kể. Trong lúc đang phân vân về định hướng công việc tương lai sắp tới, cần phải làm gì để có thể đóng góp được sức mình nhiều hơn, tôi đã biết tới CADDi qua một người bạn Nhật Bản.

Sau quá trình tìm hiểu thông tin về CADDi cũng như các vòng phỏng với với Head of office Việt Nam và CEO của CADDi Nhật Bản, tôi đã phần nào đó hiểu về công việc mà CADDi đang làm, định hướng phát triển của CADDi trong tương lai.

Tôi nhận ra ngay lập tức với CADDi tôi có thể đóng góp nhiều hơn cho ngành chế tạo của Việt Nam nhiều hơn rất nhiều. Không chỉ đơn giản là đưa những đơn hàng gia công chế tạo từ Nhật Bản về Việt Nam, tại CADDi có những chuyên gia hàng đầu về gia công của Nhật Bản. Họ sẽ mang những kinh nghiệm của bản thân để hỗ trợ cho các đối tác gia công ở Việt Nam. Các đối tác gia công sẽ được cập nhật những công nghệ gia công mới nhất, những quy trình quản lý được tối ưu hóa. Với những cơ hội như vậy CADDi sẽ giúp cho các công ty gia công của Việt Nam không chỉ về mặt tài chính mà còn vươn tới một tầm cao mới về năng lực và quy mô. Và tôi muốn góp sức mình nhiều nhất có thể vào quá trình này.

Sau khi gia nhập CADDi bạn thấy thế nào? Công việc ở CADDi có như những gì anh kỳ vọng không?

Sau một thời gian làm việc tại CADDi, dù là người đầu tiên với muôn vàn khó khăn nhưng công việc tại CADDi đúng như những gì tôi đã hình dung trước khi vào công ty. Chúng tôi đã giúp nhiều đơn vị gia công ở Việt Nam có thêm những đơn hàng mới, cùng với họ cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao năng lực về mặt kỹ thuật.

Tôi rất tự hào vì mình là thành viên đầu tiên trong bộ phận Business của CADDi Việt Nam, đã có những đóng góp nhất định cho ngành chế tạo của Việt Nam. Cùng với CADDi, tôi hy vọng sẽ có thể hỗ trợ ngày càng nhiều các công ty gia công của Việt Nam trong thời gian sắp tới. Mặt khác tôi kỳ vọng các công ty gia công hiểu được giá trị của cơ hội đặc biệt này, giúp phát triển năng lực của bản thân họ chứ không chỉ dừng lại giá trị lợi nhuận thông thường.

Cuối cùng, trong tương lai, anh mong muốn được cộng tác với những đồng đội như thế nào?

Mục tiêu của CADDi không chỉ là thị trường Nhật Bản mà hướng tới là một công ty ở quy mô toàn cầu, CADDi cũng đang ở trong giai đoạn phát triển rất nhanh chóng vì vậy hiện tại CADDi cũng đang rất cần nhân sự, đặc biệt là những nhân sự có chuyên môn trong ngành chế tạo.

 CADDi là tập hợp những người có cùng sứ mệnh “Giải phóng tiềm năng của ngành công nghiệp sản xuất”. Tôi hy vọng CADDi sẽ có thêm những thành viên cùng chí hướng, dám thử thách bản thân và cống hiến sức mình vì một CADDi toàn cầu và một bước tiến mới cho nền công nghiệp tại Việt Nam.